Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘hướng dẫn sử dụng latex’

Trong bài viết trước, các bạn đã được làm quen với TeX và vài nét phác thảo về gõ LaTeX. Do tài liệu hướng dẫn đi kèm còn hạn chế, chúng tôi sưu tầm và đưa lên đây một số tài liệu khác:

– Soạn tài liệu khoa học với LaTeX của Gray, H.T.Thành dịch.

– Thiết kế luận án tốt nghiệp bằng LaTeX của Lalbot, T.P.K.Hòa dịch.

Hướng dẫn sử dụng LaTeX, khá ngắn gọn và trực quan.

– Math into LaTeX của Gratzer, một cuốn tài liệu tương đối đầy đủ về LaTeX.

– Tài liệu cực ngắn LaTeX.

Tất cả down ở đây:  DOWNLOAD   Tài liệu bổ sung hướng dẫn sử dụng LaTeX.

Chúng tôi sẽ còn tiếp tục update thêm các tài liệu khác.

Have fun! @

Update[12/01/13]: Một số câu lệnh và kí hiêu toán học hay dùng trong LaTeX.  (chỉ một số thôi, chi tiết tham khảo cuốn sách của Gratzer.)

Update[04/04/13]: Một số câu lệnh khó trong LaTeX.  (update của file trên).

For Yến CLC: Em down file anh mới update này về, để ý đoạn cuối cùng, lệnh verbatim  đấy, em copy đoạn code mà em gõ trong Maple rồi thả vào trong môi trường verbatim như trong file là được.

Read Full Post »

Sau bài viết giới thiệu và hướng dẫn cài đặt LaTeX, nhiều bạn mong muốn có một bài viết hướng dẫn sử dụng phần mềm rất hữu ích này. LaTeX là một chuơng trình biên dịch các văn bản toán học, đẹp mắt và chuyên nghiệp, nó là một phần mềm mở và vẫn ngày càng được mở rộng, hoàn thiện hơn. Thế nên dù là một chuyên gia LaTeX thì cũng khó mà hỏi  gì biết nấy chưa nói đến việc tác giả bài viết này cũng chỉ mới bắt đầu tìm hiểu và tập tành gõ LaTeX. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được những góp ý và phản hồi từ phía bạn đọc.

1. Mở cửa sổ làm việc. Sau khi cài đặt xong, click đúp vào biểu tượng Texmaker, một cửa sổ trắng tinh hiện ra, sau đó nhấn vào dấu cộng (+) màu xanh ở góc trên phía trái cửa sổ, dấu gạch | nhấp nháy xuất hiện là có thể bắt đầu làm việc.

2. Các lệnh cấu trúc văn bản. Muốn LaTeX chạy đúng ý mình, trước hết phải xây dựng cho nó một cấu trúc bằng các lệnh có sẵn (sẽ nói ngay sau đây) hoặc các lệnh do mình tự tạo nên (sẽ bàn sau). Một văn bản LaTeX thông thường được bắt đầu như sau:

\documentclass{article}

\usepackage[utf8]{vietnam}

\usepackage{amsmath,amsxtra,amssymb,latexsym,amscd,amsthm}

Giải thích:

\documentclass{article}: lớp văn bản, đây là lớp article (bài báo), ngoài ra còn có lớp book (sách), report(báo cáo)… mỗi lớp có một kiểu định dạng nói chung là khác nhau.

\usepackage[utf8]{vietnam}: gói lệnh, ở đây là gói để gõ được font tiếng Việt.

\usepackage{amsmath,amsxtra,amssymb,latexsym,amscd,amsthm}: các gói hỗ trợ công thức và kí hiệu Toán.

3. Phần thân văn bản.

\begin{document}

\section{K59CLC – ĐHSPHN}

\subsection{Giới thiệu}

K59CLC là tập thể lớp cử nhân chất lượng cao khoa Toán-Tin, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

\subsection{Công thức Toán}

Ta có  $$\Delta = b^2-4ac$$  gọi là biệt thức của phương trình bậc hai

$$ ax^2+bx+c = 0 $$ với $a\ne 0.$\\

Công thức nghiệm $$x_{1,2}=\frac{-b\pm \sqrt{\Delta}}{2a}.$$

\end{document}

Chú thích: Phần thân văn bản được bắt đầu bằng lệnh \begin{document} và kết thúc bởi lệnh \end{document}. Văn bản nằm ngoài cặp lệnh này sẽ không được hiển thị (trừ những lệnh đặc thù như tiêu đề hay header, footer…).

Chú ý. Các bạn chỉ việc copy 2 đoạn văn bản trên và pase vào cửa sổ làm việc.

4. Lưu file văn bản.

Văn bản muốn biên dịch được thì phải được lưu lại trước đó. Nên tạo một folder trong ổ D, đừng lưu lung tung khó kiếm :). Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu (nhớ đặt tên cho file, chẳng hạn k59clc, không nên đặt tên file tiếng Việt có dấu). Trong quá trình soạn văn bản, nên thường xuyên nhấn tổ hợp phím này.

5. Biên dịch văn bản.

Đây là công đoạn cuối cùng nhưng là quan trọng nhất, vì đây là bước để xuất ra “sản phẩm” 🙂

– Để kiểm tra xem biên dịch có bị lỗi không, nhấn F1 và xem văn bản biên dịch dưới dạng file DVI.

– Để xuất ra văn bản dưới dạng file PDF, nhấn F6, chờ 1 chút rồi nhấn F7.

Lưu ý:

– Tùy chọn lớp văn bản có thể ghi rõ hơn như sau: \documentclass[10 pt]{article} hoặc \documentclass[10 pt, a4paper]{article}… Nếu bỏ trống tùy chọn trong ngoặc [] thì văn bản được mặc định là 10 pt. Nếu thấy chữ hơi nhỏ các bạn có thể chỉnh lên một chút (phổ biến là 12 pt, to quá thì không đẹp). Chi tiết các bạn xem trong tài liệu hướng dẫn đi kèm bên dưới.

– Phím tắt biên dịch có thể khác nhau tùy từng máy. Muốn biết rõ các phím tắt này các bạn di chuột đến Tools.

– Đôi khi để xem file PDF đã biên dịch các bạn phải vào folder đã lưu nó. Trong forder này ngoài đuôi file TeX và PDF thì còn nhiều đuôi file khác. Mình chỉ quan tâm đến file TeX và PDF thôi.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LATEX:  DOWNLOAD tài liệu hướng dẫn LaTeX

Trong tài liệu này có:

– file văn bản mẫu (mà ta đã thực hành ở trên);

– các tài liệu hướng dẫn về LaTeX: file HuongDanSuDungLaTeX_talk.pdf khá ngắn gọn của thầy Đào Ngọc Minh ở tổ Đại số, đọc để có những kiến thức căn bản mở đầu; file Ishort-vn.pdf được Nguyễn Tân Khoa dịch từ tiếng Anh khá đầy đủ, về lâu dài nên đọc cái này; file texmaker và vài trợ giúp gõ công thức toán.

Note: Cho bạn nào chưa có phần mềm đọc file pdf, hãy tải cái này về cài đặt:  Foxit Reader

Có vấn đề gì về câu lệnh hay biên dịch các bạn comment bên dưới.

Update[12/01/13] : Mình vừa bổ sung thêm một số  Tài liệu hướng dẫn latex. Các bạn xem ở đây.

Read Full Post »